CHIẾN LƯỢC XÂY KÊNH: CÁCH XÁC ĐỊNH NỀN TẢNG MẠNG XÃ HỘI PHÙ HỢP CHO DOANH NGHIỆP

Social media là mảnh đất màu mỡ cho hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp. Tuy nhiên mỗi nền tảng đều hướng đến đối tượng và cách tương tác với người dùng khác nhau. Vậy làm sao để xác định kênh truyền thông nào phù hợp với doanh nghiệp?

Những phương pháp mà Real Up Agency chia sẻ dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra kênh truyền thông hiệu quả nhất với thương hiệu, từ đó tối đa hóa lợi nhuận khi triển khai.

Xác định nền tảng truyền thông phù hợp giúp doanh nghiệp tối đa lợi nhuận khi triển khai

1. Dựa trên bản chất công việc kinh doanh

Phương pháp này phụ thuộc vào việc công ty là doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) hay doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C). Đối với các công ty B2C, Facebook và Instagram giúp tăng khả năng nhận diện, thu hút và tương tác trực quan với khách hàng. Đối với B2B, nền tảng LinkedIn giúp nhắm đến khách hàng hiện tại và tiềm năng, đồng thời xây dựng kết nối cá nhân. Ngoài ra, mọi doanh nghiệp nên sử dụng YouTube để chia sẻ nội dung và tương tác với khách hàng.

Ngay khi xác định được nền tảng quy tụ khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp cần truyền tải những thông điệp nhất quán và có giá trị để xây dựng hình ảnh của mình trên nền tảng đã chọn.

2. Tập trung vào đối tượng mục tiêu chính

Thay vì chạy theo các nền tảng mạng xã hội mới nhất, doanh nghiệp nên dành thời gian tìm hiểu đối tượng mục tiêu và những kênh họ thường truy cập. Trong nhiều trường hợp, việc tìm kiếm trên Google sẽ cho ra thông tin chính xác về người tiêu dùng; trong trường hợp khác, đó có thể là Facebook hoặc Instagram. Với phương pháp này, các doanh nghiệp nhỏ sẽ đảm bảo ngân sách quảng cáo mang lại hiệu quả tối đa, giảm thiểu rủi ro khi lựa chọn các kênh truyền thông không phù hợp với khách hàng của mình.

3. Xem xét Hành trình khách hàng 

Hành trình khách hàng là quá trình Nhận thức – Thích thú – Khao khát – Mua hàng / Hành động, thể hiện qua mô hình AIDA (Awareness – Interest – Desire – Action). Từng giai đoạn trong hành trình này sẽ phù hợp với nền tảng và nội dung khác nhau. Ví dụ ở giai đoạn Nhận thức (Awareness), doanh nghiệp nên tận dụng SEO, content marketing, PR online, google ads và mạng xã hội để tiếp cận khách hàng mục tiêu. Đến những giai đoạn còn lại, doanh nghiệp có thể bổ sung Email Marketing và thêm điểm chạm là các trang bán hàng điện tử. 

Chi tiết về hành trình khách hàng và phương tiện để tiếp cận họ trong từng giai đoạn

4. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu tất cả các đối thủ cạnh tranh hàng đầu của doanh nghiệp. Theo dõi từng trang mạng xã hội , xem nội dung, tần suất bài đăng và có bao nhiêu người dùng đang tương tác với nội dung đó. Sau khi xác định nền tảng truyền thông xã hội nào đang mang lại kết quả tốt nhất, hãy chọn nền tảng đó. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu, doanh nghiệp nên đặt mục tiêu và KPI tương quan với các mục tiêu đó.

5. Xác định năng lực và nguồn lực triển khai

Với ngân sách và nguồn lực hạn hẹp, doanh nghiệp không nên cố gắng phủ sóng tất cả các kênh. Thay vào đó, nếu sản phẩm của bạn cần sản xuất hình ảnh, video thì hãy tận dụng các kênh hình ảnh và video như instagram, tiktok,.. để xây dựng hình ảnh thương hiệu. Nếu sản phẩm cần cung cấp nhiều nội dung kiến thức thì blog và website là những kênh mang lại hiệu quả cao. 

Giảm thiểu rủi ro khi xác định nền tảng phù hợp nhất với sản phẩm và mục tiêu truyền thông

6. Xây dựng chiến lược nội dung nhất quán trên tất cả các nền tảng

Đối với các doanh nghiệp nhỏ, tối đa hóa phạm vi tiếp cận với nỗ lực tối thiểu là yếu tố cốt lõi. Do đó, doanh nghiệp nên tập trung tạo ra một chiến lược nội dung nhất quán và dài hạn, sau đó truyền tải nội dung đó trên tất cả các nền tảng chính. Để hiểu hơn về cách tận dụng các nền tảng để tối ưu chiến lược nội dung dài hạn, các bạn có thể đọc thêm bài Always-On Content: Chiến lược đường dài cho thương hiệu (Dẫn link bài “Always-On Content là gì?”)

7. Hiểu và điều chỉnh mục tiêu phù hợp từng nền tảng

Việc chọn một nền tảng để tập trung nguồn lực phụ thuộc vào việc hiểu mục tiêu trên từng mạng xã hội của doanh nghiệp. Twitter thường ưu tiên mục tiêu chăm sóc khách hàng, vì đây là nền tảng hàng đầu cho phản hồi của khách hàng. Các thương hiệu trong ngành du lịch và khách sạn có thể sử dụng Instagram để giới thiệu các dịch vụ và cơ sở vật chất thông qua những hình ảnh hấp dẫn. Điều chỉnh mục tiêu của doanh nghiệp dựa trên lợi thế của từng nền tảng là yếu tố vô cùng quan trọng.

Trên đây Real Up Agency đã tổng hợp những phương pháp để xác định nền tảng truyền thông phù hợp cho doanh nghiệp trong năm 2023. Trong quá trình tư vấn và làm truyền thông cho thương hiệu, Real Up đã vận dụng linh hoạt các phương pháp để ấn định kênh truyền thông hiệu quả nhất với mục tiêu và mô hình doanh nghiệp.

Nếu thương hiệu của bạn đang tìm kiếm đối tác quản trị nội dung chuyên nghiệp trên hành trình xây dựng thương hiệu, hãy để lại thông tin tại https://realup.vn/gui-brief/ để được nhận tư vấn trực tiếp của Real Up Agency nhé!

 

Real Up Agency – Đối tác tin cậy trên hành trình thương hiệu

Website: https://realup.vn

Fanpage: Real Up Agency

Hotline: 092 559 95 66

Email: hello@realup.vn

 

Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

starbox

Theo dõi

Đăng ký để được cập nhật các tin tức mới và hữu ích nhất từ Real Up